Cách xử lý ra hoa đồng loạt cho nhãn xuồng cơm vàng

Trừ trường hợp đặc biệt đối với một vài giống còn hầu hết các giống nhãn đang được trồng hiện nay đều có thể ra hoa kết quả bình thường, tuy nhiên nếu trồng nhãn trên diện rộng theo kiểu trang trại mang tính chất sản xuất hàng hóa như hiện nay muốn cho cây nhãn cho hiệu quả kinh tế cao các nhà vườn thường áp dụng những biện pháp xử lý để cây nhãn cho nhiều trái và cho trái vào những thời điểm theo ý muốn. Tùy theo tình hình sinh trưởng của cây tốt hay xấu, tuổi cây già hay non..., thời tiết khí hậu ở từng vùng mà áp dụng biện pháp xử lý sao cho thích hợp, nhìn chung bà con nhà vườn thường áp dụng một vài cách sau đây:
- Sau khi thu hoạch xong trái cắt bớt 10-20 cm chiều dài của đầu những cành vừa bẻ để thu trái, kích thích cho cây ra đợt đọt mới, xới nhẹ đất rồi bón cho mỗi gốc1,5-2 kg phân NPK (loại 20-20-15), tưới giữ ẩm thường xuyên, sau khi bón phân khoảng 15-20 ngày cây ra đợt đọt thứ nhất, khoảng 30-40 ngày sau đó cây ra đợt đọt thứ 2, khi đợt đọt non thứ 2 già thì áp dụng biện pháp khoanh vỏ theo vòng tròn kín hoặc vòng tròn hở (xoắn chôn ốc) rộng 5 mm để hạn chế sự tăng trưởng của cây, kích thích cây ra hoa, khoảng 30-40 ngày sau cây sẽ ra hoa. Khi khoanh vỏ nhớ mỗi cây phải để lại một số cành không được khoanh vỏ để làm "nhánh thở", nếu không có thể làm cho cây bị suy yếu, nếu nặng có thể bị chết, số cành không khoanh vỏ này phải có số lá chiếm khoảng 1/5 tổng số lá trên cây.
- Nhãn tiêu da bò là giống nhãn phải áp dụng biện pháp xử lý thì cây mới ra hoa kết trái nhiều, biết được đặc điểm này nhà vườn ở Nam bộ cũng đã tìm được những biện pháp xử lý thích hợp. Sau đây là kinh nghiệm xử lý của một số bà con nhà vườn ở Châu Thành, Tiền Giang.
Sau khi thu hoạch trái 10 ngày dùng cuốc xới nhẹ đất xung quanh tán lá (cách gốc 0,5 m) rồi rải bón cho mỗi gốc 0,5 kg phân DAP và 10 kg phân hữu cơ mục (với cây có đường kính tán lá khoảng 3 mét). Sau khi bón10 ngày tỉa cành tạo tán, 15 ngày sau khi tỉa cành bón thêm mỗi gốc 1 kg NPK (loại 20-20-15), đồng thời pha 10 gram phân bón lá Grow more (loại 15-30-15) và một gói Atonic cho một bình 8 lít xịt ướt đều tán lá để cây bắn tược mạnh.
Khi tược dài khoảng 10 cm thì lẩy bỏ bớt, chỉ để lại mỗi cành 3 tược (với cành lớn cỡ ngón tay), nếu cành nhỏ hơn thì chỉ để lại hai tược. Khi lá của đợt đọt thứ nhất vừa già (chưa kịp nhú đợt đọt thứ hai) bón cho mỗi gốc 1 kg DAP và 0,5 kg Kali. Chờ khi lá của đợt đọt thứ hai có mầu xanh đọt chuối thì dùng 30 gram phân bón lá MKP (loại 0-52-34) pha cho một bình 8 lít xịt ướt đều tán lá để lá già đồng loạt và kích thích cho cây tạo mầm hoa, sau khi bón phân phải tưới nước giữ ẩm đất thường xuyên.
Khi lá chuyển từ mầu xanh đọt chuối sang mầu sậm thì xới nhẹ một dải đất thẳng hình chiếu của mép tán lá xuống (trước khi xới ngưng tưới nước 4-5 ngày) rồi tiến hành xử lý KClO3 bằng cách nếu cây có đường kính tán lá 2 mét thì dùng 60 gram, 3 mét thì dùng 90 gram, trên 3 mét thì dùng 100 gram KClO3, hoà vào một thùng tưới 10 lít tưới đều vào dải đất vừa được xới nhẹ. Sau khi tưới KClO3 cần tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho đất. Năm ngày sau pha 5cc phân bón lá RA HOA XANH và 10 gram RA HOA BỘT cho một bình 8 lít xịt ướt đều tán lá.
Sau khi xử lý 20-25 ngày (nếu là mùa khô) hoặc 30-35 ngày (nếu là mùa mưa) thì cây nhãn sẽ nhú mầm hoa đồng loạt. Muốn trục phát hoa phóng ra dài và đậu nhiều trái thì phun thuốc tăng đậu trái và chống rụng trái non HPC-B97 ba lần, lần đầu khi mầm hoa vừa nhú 1-2 cm, lần hai khi mầm hoa dài 15-20 cm, lần ba khi trái non vừa hình thành.
Khi trái non lớn bằng đầu đũa bón thêm cho mỗi gốc 0,5 kg NPK (loại 20-20-15) và xịt phân bón lá TOBA-FRUIT với lượng 10-15 cc/bình 8 lít, sau10 ngày xịt lần 2. Khi trái lớn cỡ đầu ngón tay thì cứ 10 ngày xịt một đợt xen kẽ giữa TOBA-FRUIT và TRÁI LỚN (25 cc/bình 8 lít) cho đến trước khi thu hái trái khoảng 15 ngày.
Ngòai vụ nhãn chính cho thu hoạch trái vào khoảng tháng 5-7, ở Nam bộ bà con nhà vườn còn có kinh nghiệm xử lý cho cây ra thêm một vụ trái thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán (gọi là nhãn nghịch mùa) để bán được giá cao, bằng cách sau khi thu hoạch xong trái ở vụ chính thì tiến hành những biện pháp như đã nêu ở phần trên tức là cũng cắt bớt 10-20 cm chiều dài của đầu những cành vừa bẻ để thu trái, kích thích cho cây ra đợt đọt mới, xới nhẹ đất rồi bón cho mỗi gốc1,5-2 kg phân NPK (loại 20-20-15), tưới giữ ẩm thường xuyên,... Sau khi cây ra hoa thì áp dụng các biện pháp chăm sóc tiếp theo để bồi dưỡng và bảo vệ trái, đợt trái này sẽ cho thu hoạch vào dịp trước, sau Tết Nguyên đán, bán được giá rất cao, có khi gấp vài lần so với lúc chính vụ.

Thiếu đầu ra, bài toán khó cho nông dân trồng nhãn bến tre.


 Hàng trăm ha nhãn xuồng cơm vàng ở các xã Giao Long, Giao Hòa, Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đang thu hoạch rộ nhưng có rất ít thương lái thu mua nên giá giảm từng ngày.





Ông Phạm Văn Hứa, ấp Long Hội, xã Giao Long có 10ha đất trồng nhãn xuồng cơm vàng xen bưởi da xanh, than thở:
Ơ xã chỉ có 2 - 3 thương lái mua nhãn nên tiêu thụ không hết nhãn đang thu hoạch rộ của bà con.
Nhãn xuồng cơm vàng có nguồn gốc ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Những năm 90 của thế kỷ trước, nông dân Bến Tre tìm mua về ghép vào cây nhãn long nên có chất lượng ngon hơn, cùi dày, hạt nhỏ.
Ngoài ra, nhãn xuồng cơm vàng còn có ưu điểm là chống được bệnh chổi rồng mà nhãn tiêu da bò đang mắc phải.
Tuy nhiên, nhãn xuồng cơm vàng cũng có nhược điểm là hay rụng trái, khó vận chuyển xa nên chưa được thương lái mua xuất khẩu như nhãn tiêu da bò.


                                                                                                              (nguồn internet)

Ruồi đục trái và cách điều trị tiêu diệt ruồi đục trái

Nhãn xuồng là giống nhãn có cuống giòn dễ rụng, vì vậy ngoài tác nhân thời tiết còn bị ruồi đục trái làm trái rụng rất nhiều, nếu không trị đúng lúc đúng thời điểm có thể gây thất mùa.



khi có dấu hiệu bị ruồi đục trái chúng ta nên tiến hành phun xịt thuốc trừ sâu bình thường, sau đó kết hợp với đèn dẫn dụ ruồi đục trái, có thể diệt đến 95% . có thể tự làm đèn dẫn dụ bằng cách cắt các chai nước ngọt bỏ đi, sau đó cho thuốc dẫn dụ vào lọ, treo cách nhau khoảng 2 hàng, cách 5 đến 7 cây, tùy vào lượng ruồi nhiều hay ít.
thuốc dẫn dụ ruồi .

Triệu phú nhãn xuồng cơm vàng

Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.
Vườn nhãn xuồng cơm vàng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của nhà ông cho năng suất khá cao, trung bình 7 tấn/ha/vụ.

Ông Tường chia sẻ, trước đây gia đình ông rất khó khăn, nhà có 3ha đất nhưng ông cứ loay hoay hết trồng điều đến trồng ngô nhưng thu nhập không đủ sống. Sau nghe lời bà con, ông chuyển qua trồng nhãn da bò thì lại bị mất mùa. Cuộc sống càng khó khăn khi ông không đủ tiền trang trải cuộc sống gia đình, lo cho học phí của các con. Nhưng ông quyết không từ bỏ, bởi ông nghĩ chắc chắn mình thiếu kinh nghiệm trồng, chứ đây đã là vùng đất có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp nhất cho trồng nhãn rồi. 

Thế là ông khăn gói lên đường “tầm sư học đạo” khắp nơi. Sau được sự tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, năm 2007 ông xin vào làm thành viên của HTX Nhân Tâm và quyết tâm chuyển ghép 2ha cây nhãn da bò sang trồng nhãn xuồng cơm vàng theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2011, ông bắt đầu thu hoạch lứa đầu tiên và kết quả bất ngờ là nhãn xuồng cơm vàng cho năng suất cao 7 tấn/ha/vụ, tăng 20% so với sản phẩm nhãn xuồng cơm vàng trồng theo phương pháp truyền thống. Ông Tường cho biết hiện giá nhãn xuồng cơm vàng thương lái thu mua tại vườn là 20.000 đồng/kg, riêng đối với nhãn đạt tiêu chuẩn VietGAP giá bán lên tới 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt được khoảng 130 triệu đồng/ha/vụ.

Chính nhờ tính chăm chỉ cần cù, không ngại khó mà gia đình ông đã có cuộc sống ổn định và thoải mái hơn từ sau khi chuyển qua trồng nhãn xuồng cơm vàng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông cũng đã có đủ tiền lo cho 2 người con của mình vào học đại học.

Ông Đào Xuân Hiếu – Chủ nhiệm HTX Nhân Tâm cho biết: “Nhờ xây dựng quy trình VietGAP được các thạc sĩ, kỹ sư của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh tư vấn hỗ trợ nên khống chế rụng 70 - 80%, nhờ đó cho năng suất cao. Dự kiến đến tháng 9.2013 các hộ trồng nhãn xuồng cơm vàng, trong đó có hộ ông Tường, sẽ được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Khi đó sẽ càng rộng đường cho sản phẩm vào các siêu thị, nhà hàng, thậm chí xuất khẩu”. 
http://danviet.vn/nong-thon-moi/trieu-phu-nhan-xuong-com-vang-11445.html theo báo dân việt.

Công nghệ ghép chuyển đổi giống cây trồng .


Đây là công nghệ tương đối đơn giản, đối với những giống nhãn có năng xuất, giá thành thấp chuyển đổi qua giống nhãn đạt hiệu quả kinh tế cao.'
tóm tắt mô tả công nghệ
top working là kỹ thuật ghép chuyển đổi nhanh giống mới từ cây trồng cũ mà không cần nhổ bỏ cây cũ đang trồng trên vườn. Phương pháp này được thực hiện nhanh trên thân cây có sẵn, không phải trồng mới, có thể thực hiện bất kỳ ở mọi nơi mọi thời điểm trong năm mà không phải đợi mùa mưa như trồng mới.
Ghép top working chuyển đổi giống cây trồng xuồng cơm vàng trên cây nhãn tiêu da bò(  nhãn quế)  ưu điểm khá nổi bật: cây cho trái mau sau 14 tháng ghép, đối với cây trồng mới là khoảng 40 tháng, dễ thực hiện, kỹ thuật không quá khó, chi phí thấp, hiệu quả cao, hạn chế được gãy cành trong tương lai.
giống xuồng cơm vàng kháng sâu bệnh tốt, cho năng xuất cao, giá trị sản phẩm cao, tiêu thụ dễ dàng.

Thực tế và cách ghép nhãn 

 mỗi cây chọn khoảng 4 đến 5 cành to từ gốc lên. Gốc càng già thì càng khó ghép.  Để ghép được ta phải có mắt của cành nhãn cần ghép, hay là mô sinh trưởng, được lấy ra từ cành của giống cần ghép. tiến hành cạo 1 lớp mỏng ở cành nhãn cẩn ghép, cho khi thấy màu xanh da chuối, 1 vùng rộng khoảng 2 ngón tay, cắt hình chữ u rộng bằng 2 ngón tay. chúng ta cắt hình chữ nhật mắt gép, chú ý cẩn thận và nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng đến mắt ghép, đặt mắt ghép vào cành cây đã được cắt sẵn, ép chặt lớp vỏ và gia cố bằng lớp ni lông, quấn chặt đều rộng ra 2 bên để không bị nước mưa, yếu tố bên ngoài ảnh hưởng. Sau khi ghép xong thời gian 30- 40 ngày tháo bỏ nilong,   cắt bỏ phần vỏ ngoài của chỗ ghép để mắt ghép ra mầm. Nếu thấy mắt ghép dính chặt với cành thì đã đạt hiệu quả, tiến hành gây ức chế sinh trưởng bằng cách cắt khoanh 1 lớp vỏ phía trên mắt ghép rộng 1 cm. gỡ bỏ hết phần vỏ được cắt. như vậy chúng ta đã hoàn thành xong công đoạn ghép.
                                                      chúc bà con thành công.